Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Gắn bó với Sư đoàn 9


Bài viết nhân Kỷ niệm 45 năm thành lập Sư đoàn 9 (2-9-1965 - 2-9-2010)


(ĐSCT) LTS: Cách đây tròn 45 năm, tại căn cứ Suối Nhung, tỉnh Phước Thành cũ (nay thuộc tỉnh Đồng Nai), một đơn vị Quân giải phóng cấp sư đoàn đầu tiên của chiến trường Nam bộ được thành lập mang mật danh “Công trường 9”. Sư đoàn 9 đã lập nên các chiến công ở Bầu Bàng, Dầu Tiếng, Đồng Xoài, Bình Giã...; tham gia giải phóng Sài Gòn, giải phóng đất nước Chùa Tháp... Sư đoàn 9 đã có những anh hùng nổi tiếng như Trừ Văn Thố, Tạ Quang Tỷ, Đoàn Hoàng Minh, Nguyễn Đức Nghĩa... Đã hai lần Sư đoàn 9 được phong danh hiệu anh hùng. Nhiều nhà báo đã gắn bó với Sư đoàn 9 như Nguyễn Thi, Phạm Khắc, Đinh Phong, Nguyễn Đặng... Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà báo Đinh Phong về những năm tháng gắn bó với Sư đoàn 9.
 

Diệt chi khu QS Đồng Xoài


Trận tiêu diệt cứ điểm chi khu quân sự Đồng Xoài (địch gọi là quận Đôn Luân thuộc tỉnh Phước Long) mà chính quyền Sài Gòn cho là “Bất khả xâm phạm”  diễn ra trong đêm 09 rạng ngày 10.6.1965 là một chiến công oanh liệt, sáng ngời tinh  thần quả cảm của cán bộ chiến sĩ Trung đoàn bộ binh 2. Nhưng một số chi tiết diễn biến của trận chiến đấu rất ác liệt này từ trước đến nay chưa nghe ai kể lại do ít người biết đến một cách cụ thể.
Số là khi quán triệt nhiệm vụ cho cán bộ chiến sĩ, cấp trên chưa cho biết tên mục tiêu trận đánh. Nhưng nội dung cách đánh, phương án tác chiến và phương án dự phòng đều rất tỉ mỉ. Đúng 16 giờ ngày 09.6.1965 từ vị trí tập kết các đơn vị hành quân chiếm lĩnh trận địa. Nhiều người lính tự viết khẩu hiệu dán lên nón, lên báng súng và cả bao xe đạn trước ngực với nội dung là “Quyết tử giải phóng Đồng Xoài”, “Bị thương nặng không kêu la, bị thương nhẹ không rời trận địa” hoặc “Quyết tâm dứt điểm Đồng Xoài, không dứt điểm không về” v.v… Rõ ràng anh em đã đoán được mục tiêu tấn công địch lần này là ở đâu và cũng hình dung được trận này khó khăn ác liệt ra sao. Nhưng tuyệt nhiên không ai nao núng, ngược lại mọi người chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đối mặt với một trận chiến đầy cam go sắp diễn ra

Chiến dịch Đồng Xoài (10.5-22.7.1965)


VietnamDefence Chiến dịch tiến công của LLVT miền Đông Nam Bộ tại khu vực tỉnh Bình Long và Phước Long nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực tinh nhuệ của địch, hỗ trợ nhân dân đẩy mạnh chiến tranh du kích, nổi dậy phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng.
Lực lượng ta gồm: 3 trung đoàn bộ binh (271, 272, 273), 2 tiểu đoàn đặc công, một bộ phận pháo binh, công binh của Miền; 1 trung đoàn, 2 tiểu đoàn bộ binh của Quân khu 6 miền Đông Nam Bộ và LLVT địa phương 6 tỉnh Bình Long, Phước Long, Lâm Đồng, Long Khánh, Biên Hoà, Bà Rịa.

Lực lượng địch có: 9 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn biệt động quân, 1 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn và 7 đại đội bảo an, 21 đại đội biệt kích, 1 chi đoàn thiết giáp QĐ Sài Gòn ở hai tỉnh Bình Long, Phước Long (địa bàn tác chiến chủ yếu).


CCB Đoàn Đồng Xoài và TFS: Thăm chiến trường xưa và làm phim tài liệu tại Tây Ninh


Trong hai ngày 22 và 23.4.2010, Đoàn Cựu chiến binh Trung đoàn 2-Đoàn Đồng Xoài (thuộc Sư đoàn 9, Quân đoàn 4) do Đại tá Lê Giao- Phó ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn đã về Tây Ninh thăm lại chiến trường xưa và gặp gỡ với cán bộ chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh nhân kỷ niệm 35 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đây là một phần trong kế hoạch của Trung Đoàn 2-Đoàn Đồng Xoài phối hợp với Hãng phim truyền hình thành phố Hồ Chí Minh TFS tiến hành sản xuất bộ phim tài liệu mang tên “Trung Đoàn 2- Đoàn Đồng Xoài anh hùng” dài 6 tập, mỗi tập 20 phút.
Sau khi đi thăm một số địa danh gắn liền với những chiến công của Trung đoàn trên đất Tây Ninh như: xã Lộc Hưng (huyện Trảng Bàng), xã Thanh  Điền (huyện Châu Thành), Đồng Pan, Đồng Rùm (huyện Tân Châu)… Đoàn đã đến thăm Bộ CHQS tỉnh Tây Ninh. Tiếp đoàn có đồng chí Lê Minh Trọng-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Đại tá Nguyễn Thiện Toàn-Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Thiếu tướng Trần Văn Bé-Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh cùng nhiều cán bộ lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh.

Theo một cánh quân tiến về Sài Gòn


Chúng tôi được lệnh theo bước chân của cán bộ và chiến sĩ Sư đoàn 3. Qua ấp Hòa Bình, ấp Phước Tân, có tòa thánh Cao Đài, ấp Thành Nam... Cứ hướng theo phía có tiếng súng nổ liên hồi mà đi. Tối hôm đó chúng tôi nghỉ ở cứ Ninh Điền cách địch chừng 8km. Địch pháo kích suốt đêm. Ở đây, nghe rõ tiếng súng trung liên, đại liên. Quá nửa đêm chúng tôi được lệnh lên gặp đồng chí chính ủy Bộ chỉ huy Mặt trận. Hai chiến sĩ liên lạc trẻ là Vinh và Hòa, quê ở Hà Nội đưa chúng tôi đi trong rừng cây trâm bầu, thỉnh thoảng lại vượt qua mấy hố bom, hố đạn pháo 155 ly vừa nổ, xung quanh cây cối ngã rạp, cháy đen, mùi khét lẹt.


Đồng Xoài – nơi đánh dấu sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ


QĐND Online – Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cứ điểm Đồng Xoài, còn gọi là Đôn Luân, nằm ở phía nam thị xã Phước Long, trùm lên quốc lộ 14 và tỉnh lộ 2, là cứ điểm mạnh trong tuyến phòng thủ sông Bé bảo vệ phía bắc Sài Gòn.
Trung đoàn 2, Quân giải phóng miền Nam sau khi tiêu diệt chi khu Phước Bình ngày 15-5-1965, được giao nhiệm vụ đánh Đồng Xoài. Ngày 9-6-1965, trong khi bộ đội ta đang lao vào chiếm lĩnh trận địa thì bất thình lình địch báo động. Tiểu đoàn 2 đang bí mật mở cửa tưởng bị lộ liền nổ súng. Trước tình huống bất ngờ ngoài dự kiến, Ban Chỉ huy Trung đoàn đã phải ban lệnh tiến công sớm hơn dự định 70 phút. Ta bị thương vong nhiều. Các chiến sĩ Tiểu đoàn 2 phải đối phó gay go với lưới lửa dày đặc của địch trong gần 2 tiếng đồng hồ mới khai thông được cửa mở. Bộ đội ta xung phong đánh chiếm xong khu bảo an thì trời gần sáng. Ở hướng Tiểu đoàn 1, lợi dụng được thời cơ địch đang lo đối phó với Tiểu đoàn 2, bộ đội ta nhanh chóng tiến thẳng vào khu biệt động quân. Địch bị thiệt hại một số, số còn lại ra hàng. 4 giờ sáng ngày 10-6, quân ta làm chủ đại bộ phận cứ điểm Đồng Xoài. Địch co cụm về sở chỉ huy, khu cố vấn Mỹ, dựa vào hầm ngầm để cố thủ. Ta trụ lại, bao vây.

Giới thiệu về trang web của Cựu Chiến binh Sư đoàn 9


Ngày 19-10-1999, Trung tướng Đỗ Quang Hưng, Chủ tịch Ban chấp hành Hội cựu chiến binh Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh ký quyết định số 149/QĐ-CCB, thành lập Ban liên lạc truyền thống Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức này thay cho Ban chủ nhiệm câu lạc bộ Cựu chiến binh Sư đoàn 9 đã chính thức hoạt động từ ngày 02-09-1992. Trụ sở giao dịch của Ban liên lạc hiện nay đặt tại số 1 đường Tháp Mười, phường 2, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh.
Hiện tại Ban liên lạc có 10 thành viên, đại diện cho gần một ngàn cựu chiến binh, gồm những cán bộ chiến sĩ của Sư đoàn 9 đã công tác, chiến đấu trong đội hình Sư đoàn qua ba cuộc chiến tranh; nay đang sinh sống, công tác tại Tp. Hồ Chí Minh. Trực tiếp điều hành hoạt động của Ban liên lạc có 05 thành viên thường trực, đứng đầu là đồng chí trưởng ban Trần Nam Hùng và 02 phó ban là đồng chí Nguyễn Cứ phó ban thường trực và đồng chí Vũ Quang Chiêm.

Xây dựng phim Trung đoàn 2 - Đoàn Đồng Xoài anh hùng

- Đáp ứng nhu cầu của lãnh đạo - chỉ huy Trung đoàn 2 Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 muốn phong phú thêm nguồn tư liệu giáo dục truyền thống mang tính lâu dài cho các thế hệ cán bộ chiến sĩ trẻ của Trung đoàn.
- Đáp ứng tâm tư nguyện vọng của anh chị em cựu chiến binh Trung đoàn 2 - Đoàn Đồng Xoài đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành lân cận muốn xây dựng bộ phim lịch sử truyền thống của đơn vị  hai lần anh hùng.
- Để tỏ lòng tưởng nhớ, tri ân những cán bộ chiến sĩ Trung đoàn đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ biên cương của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Đảng ủy - chỉ huy Trung đoàn 2 Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 và Ban liên lạc truyền thống Trung đoàn 2 - Đoàn Đồng Xoài nhất trí cùng xây dựng bộ phim Lịch sử truyền thống Trung đoàn 2 - Đoàn Đồng Xoài anh hùng. Hai bên cùng thống nhất kế hoạch thực hiện cụ thể như sau: